Hôm trước có bạn thuyết trình giới thiệu về gia đình hỏi cô: "Bố mẹ em đều là công chức thì nói sao ạ?"
Public servant /ˌpʌblɪk ˈsɜːvənt/ là một danh từ có ý nghĩa thực tế cao:
- servant: người đầy tớ
- public: của nhân dân
==> Chúng ta có thể hiểu PUBLIC SERVANT là CÔNG BỘC CỦA DÂN (người đầy tớ của dân) hay CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC (theo cách gọi hiện nay).
"...Sau Cách mạng tháng Tám, nhà nước Việt Nam được thành lập, khái niệm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được ra đời. Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, công chức nhà nước là người công bộc của dân.
Trong thư gửi "Ủy ban Nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng" được đăng trên báo Cứu quốc số ra ngày 17 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta."
Từ năm 2005, Việt Nam đang dần dần tiến hành cải cách hành chính. Một trong các mục tiêu đề ra là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, thực sự là công bộc của nhân dân..."
(Trích nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Công_bộc_của_dân)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét