Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

Sáng tạo các thử thách đọc với trò chơi Bingo


Nếu bạn chưa biết về trò chơi Bingo, hãy tìm hiểu tại đây. Nếu bạn đã biết trò chơi này, hãy sáng tạo đưa các thử thách đọc vào trò chơi này để giúp con thêm hứng thú.

Những ý tưởng áp dụng trò chơi Bingo vào việc đọc của trẻ

1. Trò chơi với từ vựng trong truyện

  • Định nghĩa: Đọc to định nghĩa của một từ có trong cuốn sách và đề nghị trẻ tìm từ đó trên bảng Bingo đã được bạn chuẩn bị từ trước. Có thể đảo ngược kiểu chơi này bằng cách đọc to từ và đề nghị trẻ tìm định nghĩa của từ đó trên bảng.

Bingo – trò chơi giúp con say mê đọc và đọc tốt hơn

(Ảnh: Pinterest)

  • Từ vựng bằng hình: Phiên bản trò chơi Bingo này giúp kiểm tra khả năng nghe từ và chọn tranh đúng trên bảng Bingo của trẻ. Sẽ phù hợp nhất với những từ vựng có thể dễ dàng minh hoạ bằng hình ảnh. Hãy bắt đầu bằng cách cho trẻ tạo bảng Bingo của mình, sử dụng các hình ảnh về nhóm từ vựng được chọn ra trong câu chuyện. Trước tiên, bạn chọn ra 1 từ và đọc nó cho con nghe. Không để con nhìn thấy mặt chữ hoặc bức tranh biểu thị từ đó. Trẻ sẽ sử dụng kỹ năng nghe để chọn ra bức tranh đúng trên bảng Bingo.

Bingo – trò chơi giúp con say mê đọc và đọc tốt hơn

Một bảng Bingo với từ vựng được hình ảnh hoá, chủ đề Halloween (Ảnh: Windhamcoop).

  • Nhìn từ chọn tranh: Bạn chọn mỗi lần 1 từ và cho trẻ thấy từ đó được viết như thế nào. Trẻ sẽ đọc to từ này lên, sau đó, đánh dấu/tô màu vào bức tranh biểu thị từ đó trên bảng Bingo.
  • Từ đồng nghĩa: Đây là một cách hướng dẫn trẻ học và ghi nhớ từ vựng một cách tuyệt vời. Thay vì một danh sách rời rạc các từ không liên quan, bạn sẽ cho trẻ thấy đồng thời 3-4 từ có nét nghĩa tương tự nhau. Đầu tiên, trẻ sẽ điền vào bảng Bingo những từ vựng có trong cuốn sách mình vừa đọc. Bạn sẽ chọn ra từ đồng nghĩa cho mỗi từ đó. Đọc to từ bạn chọn và trẻ sẽ phải tìm từ đồng nghĩa rồi đánh dấu vào ô đúng trên bảng. Không được đánh dấu vào từ bạn đã đọc dù nó có mặt trong 1 ô của bảng Bingo.
  • Từ trái nghĩa: Tương tự khi chơi Bingo từ đồng nghĩa, ngoài việc bạn chọn từ trái nghĩa với những từ xuất hiện trên bảng Bingo của trẻ. Để kiểm tra sau khi trẻ hô “Bingo”, hãy để trẻ đọc to những mà trẻ đánh dấu được với những từ trái nghĩa mà bạn đọc lúc trước.
  • Có thể áp dụng trò Bingo với từ có tần suất xuất hiện cao (sight words) hoặc với tiếng Việt có từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình…

Bingo – trò chơi giúp con say mê đọc và đọc tốt hơn

(Ảnh: Sight Words Bingo)

2. Trò chơi với nội dung câu chuyện

Cũng dựa trên quy tắc cơ bản của trò chơi Bingo, thay vì các từ, lần này, bạn sẽ sử dụng những thông tin mà trẻ thu nhận được từ cuốn sách để chơi.

Cụ thể, bạn đưa cho trẻ 1 tấm bảng Bingo, trong đó, mỗi ô điền thông tin vắn tắt về từng diễn biến trong truyện. Bạn có thể:

  • Đọc to một gợi ý về tình huống trong truyện để trẻ tìm ra tình huống đó trên bảng Bingo.
  • Cho trẻ xem bức tranh về tình huống và trẻ sẽ tìm ra ô có thông tin về tình huống đó trên bảng Bingo. Đảo ngược lại bằng cách cho trẻ thông tin về tình huống và trẻ sẽ tìm bức tranh tương ứng trên bảng Bingo.
  • Nói một câu có chứa từ/cụm từ liên quan đến tình huống và đề nghị trẻ tìm.
  • Mô tả một hình huống xảy ra trước/sau đó và đề nghị trẻ tìm ra tình huống chính xác trong ô bảng Bingo.

Bingo – trò chơi giúp con say mê đọc và đọc tốt hơn

Mẫu bảng Bingo có thể áp dụng với các nhân vật trong truyện. (Ảnh: Pinterest)

Bingo – trò chơi giúp con say mê đọc và đọc tốt hơn

Bảng Bingo với các cụm từ trong tác phẩm của Shakespears (Ảnh: Bingo Card Printer).

Trò chơi Bingo giúp biến việc đọc sách thành thói quen và sở thích của trẻ

Sẽ rất hiệu quả nếu bạn áp dụng trò Bingo ở quy mô lớn hơn so với các ý tưởng cụ thể bên trên, vào những dịp như nghỉ hè hoặc kỳ nghỉ lễ dài ngày nào đó. Tất nhiên, bạn cũng có thể cùng con tạo ra một tấm bảng Bingo để đề ra kế hoạch đọc cho cả năm học.

Với dạng bảng Bingo này, các mục tiêu đọc sách sẽ được cụ thể hoá qua từng ô. Ví dụ: đọc 1 cuốn sách dày 100 trang; đọc 1 cuốn sách được giải thưởng; đọc một cuốn sách cho em nghe, đọc một cuốn sách về mùa hè…

Có vô số ý tưởng mà bạn có thể cùng trẻ điền vào các ô bảng Bingo. Sau khi thực hiện và hoàn tất một thử thách, trẻ sẽ đánh dấu/tô màu vào bảng. Hãy trao cho con một phần thưởng nhỏ xinh mà con thích để động viên tinh thần và ghi nhận nỗ lực đọc sách của con.

 Bingo – trò chơi giúp con say mê đọc và đọc tốt hơn

(Ảnh: Childrens' Books and Reading)

 

Tham khảo một bảng Bingo tạo thói quen đọc cho con (Template bảng: TimVandevall).

Sáng tạo các thử thách đọc với trò chơi Bingo

(Ảnh: Artsy Fartsy Mama)

 

Một phiên bản bảng Bingo đơn giản áp dụng cho trẻ nhỏ tuổi hơn (Template bảng: Pinterest).

(Nguồn: sưu tầm)

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021

Sự Khác Biệt Giữa Dạy Học Truyền Thống Và Dạy Học Phát Triển Năng Lực


 Trong bài viết dưới đây, chúng tôi minh họa những điểm khác biệt chính giữa việc học tập định hướng phát triển năng lực so với cách tiếp cận giáo dục truyền thống, đặc biệt trong các lĩnh vực như văn hóa trường học, học tập suốt đời, nhịp độ học tập, hướng dẫn, đánh giá và chính sách chấm điểm.

Môi trường học tập

Trong giáo dục truyền thống, việc học tập diễn ra bên trong một lớp học truyền thống, ít hoặc hiếm khi việc học được tiếp cận theo sở thích của học sinh hoặc phong cách học tập.

Trong dạy học phát triển năng lực, học sinh có nhiều trải nghiệm học tập khác nhau ở trường, học tập trực tuyến và học tập trong cộng đồng. Các chủ thể đa dạng tạo ra lộ trình học tập khác nhau để phù hợp với sở thích và phong cách học tập của học sinh

Các chỉ dẫn

Trong giáo dục truyền thống, mỗi lớp học có một giáo viên, việc thiết kế và cung cấp chương trình giảng dạy được tiến hành với rất ít sự khác biệt.

Trong dạy học phát triển năng lực, giáo viên hợp tác với cộng đồng và học sinh để phát triển một kế hoạch học tập riêng cho mỗi học sinh dựa trên sở thích, phong cách học tập và thời gian.

Hệ thống đánh giá

Trong giáo dục truyền thống, các bài kiểm tra, đánh giá được tiến hành vào một thời điểm nhất định để đánh giá và phân loại học sinh. Thường thì, các bài đánh giá tổng kết sẽ diễn ra vào cuối năm học.

Trong dạy học phát triển năng lực, một hệ thống đánh giá toàn diện là một phần thiết yếu của hệ thống học tập. Đánh giá thường xuyên được tiến hành. Các đánh giá tổng kết được thực hiện khi học sinh đã làm chủ một đơn vị kiến thức nào đó.

Chính sách chấm điểm

Trong giáo dục truyền thống, điểm số được tham chiếu theo tiêu chuẩn, phản ánh các tiêu chuẩn của môn học, thường dựa trên các con số hoặc chữ và một bài kiểm tra cuối cùng.

Trong học tập theo định hướng phát triển năng lực, điểm số phản ánh mức độ làm chủ các năng lực. Nếu học sinh không đạt ở năng lực nào, chúng sẽ chỉ phải học lại/ bổ sung năng lực đó thay vì phải học lại toàn bộ môn học.

Học tập suốt đời

Trong giáo dục truyền thống, học sinh được trang bị kiến thức để vượt qua các kì thi.

Trong học tập dựa trên năng lực, học sinh dự kiến ​​sẽ thành thạo các năng lực phù hợp với các tiêu chuẩn sẵn sàng cho đại học và nghề nghiệp với các mục tiêu học tập rõ ràng.

Nhịp độ học tập

Trong giáo dục truyền thống, học sinh phải tuân theo các lớp học, cấp học và tuân thủ nhịp độ học tập do giáo viên đề ra cho cả lớp.

Trong học tập dựa trên năng lực, học sinh nhận được hỗ trợ phù hợp cả trong trường và ngoài trường để có thể học nhanh hơn so với các bạn ở cùng lớp.

Theo knowledgeworks.org

Táo Giáo Dục dịch

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG vs DẠY HỌC TÍCH CỰC


 

Phương pháp dạy học truyền thống

Phương pháp dạy học tích cực

Cách thức

Giáo viên là trung tâm

Học sinh là trung tâm. Giáo viên chỉ giữ vai trò định hướng.

Phương pháp giảng dạy

Phương pháp dạy học truyền thống tập trung chủ yếu vào cách truyền thụ, thông báo cho học sinh. Trong đó bao gồm việc định hướng, kiểm tra, quản lý học sinh. Giáo viên sẽ là người đưa ra cách thức, đặt vấn đề và học sinh chỉ cần nghe, ghi chép và học thuộc

Có sự phối hợp cân bằng giữa người dạy và người học. Cả giáo viên và học sinh sẽ cùng nhau lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá, đưa ra bài học sau khi kết thúc giờ học.

Người học

Người học bị động và phụ thuộc phần lớn vào giáo viên. 

Người học giữ vai trò chủ động và tự mình đánh giá kết quả.

Giáo viên

Giáo viên sẽ là người trực tiếp trình bày, giảng dạy cho học sinh. Đồng thời họ cũng là người kiểm tra và đánh giá cuối cùng. 


 

Giáo viên chỉ là người đưa ra định hướng, tình huống và gợi mở vấn đề. Trong khi học sinh sẽ là người trực tiếp tìm tòi và giải đáp vấn đề đó. 

Quá trình giảng dạy

Giáo viên sẽ truyền tải kiến thức cho học sinh và người học sẽ lĩnh hội các phần nội dung theo phương thức được thiết lập sẵn. Quá trình giảng dạy này được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Giáo viên sẽ đưa ra các gợi ý và hỗ trợ, tư vấn cho học sinh

Đánh giá

Kết quả học tập sẽ được dự đoán và đánh giá dựa trên nhiều phương pháp khác nhau. Nhìn chung phương pháp dạy học truyền thống sẽ tái hiện được khả năng chính xác của tri thức. 

Giáo viên sẽ dựa vào quá trình học tập để đánh giá kết quả nhiều hơn là các bài kiểm tra. Học sinh cũng sẽ được tham gia vào quá trình đánh giá. Phương pháp này chủ yếu tập trung vào tính ứng dụng của tri thức trong thực tế

Không khí lớp học

Học sinh trật tự trong lớp học.

Học sinh nói nhiều và lớp học có thể ồn ào.